1996: Một sự khởi đầu mới của LEGO Technic
Tiếp theo chủ đề nhìn lại quá khứ của dòng đồ chơi LEGO Technic #ThrowbackThursday, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự dịch chuyển từ các chi tiết Technic "có nút" (studded) truyền thống sang các chi tiết "không có nút" (studless).
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1996 - 21 năm trước đây. Tại thời điểm đó ai là người có thể dự đoán được với sự xuất hiện của một chi tiết "không nút" gấp khúc sẽ dẫn đến sự kết thúc của dòng Technic truyền thống và bắt đầu cho những gì như chúng ta thấy ngày nay. Có lẽ là không có ai ngay cả trong Tập đoàn LEGO.

LEGO đã cho ra mắt một số chi tiết studless với độ dày 1/2 nút từ năm 1989 do đó cho phép xây dựng các mô hình phức tạp và gọn hơn nhưng phải đến năm 1996 thì chi tiết studless đầu tiên với độ dày 1 nút mới xuất hiện.
1996 - chi tiết studless đầu tiên
Tôi có thể nói chi tiết studless đầu tiên 6629: Technic Angular Beam 4X6 đã được làm ra để dành riêng cho bộ LEGO tiêu biểu của năm 1996: 8480 Space Shuttle. Bộ LEGO này có tất cả 10 chi tiết như vậy màu trắng để phần khoang đặc biệt của con tàu. Hình dáng của thân tàu đó không thể lắp ráp được với những chi tiết có sẵn.
Chi tiết này cũng được sử dụng trong một số bộ LEGO xuất hiện cùng năm, bao gồm bộ 8443 Pneumatic - lắp ráp cửa cabin và cần trục và bộ 8244 Convertibles - sử dụng để lắp ráp một số khối riêng biệt có thể ghép nối theo các cách khác nhau để tạo ra nhiều mẫu xe khác nhau.

1997
Chi tiết 32009: Double Angular Beam 3X7 45° đã xuất hiện trong năm tiếp theo, một lần nữa nó có thể được làm ra cho bộ tiêu biểu trong năm 8479 Barcode Multi-Set, để lắp ráp phần khung xe. Tuy nhiên nó cũng được sử dụng trong những bộ khác của năm 1997.

Nhìn lại các bộ LEGO xuất hiện năm 1997 có thể thấy 2 chi tiết studless này chủ yếu sử dụng với mục đích trang trí chứ không phải cho các bộ phận chính hay thân xe.

1998 là năm đầu tiên LEGO cho ra mắt bộ Technic toàn bộ là chi tiết studless.
1999
Chi tiết 32140: Technic Ang. Beam 4X2 90 Deg. ra mắt năm 1999, mặc dù không được sử dụng nhiều nhưng phần lớn các bộ LEGO từ năm 1999 đều có sử dụng chi tiết này.

2000 - xuất hiện chi tiết studless thẳng đầu tiên, bắt đầu thời kỳ thay đổi sang studless
Cho tới lúc này các chi tiết studless vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và chủ yếu với mục đích trang trí, ít nhất là trong các mô hình lớn. Nhưng từ năm này chúng ta bắt đầu thấy chúng được sử dụng nhiều, đặc biệt là trong các bộ từ dòng Competition.

Tôi có thể nói đây là năm đánh dấu sự dịch chuyển giữa 2 hệ thống lắp ráp. Các mô hình lớn chủ yếu vẫn sử dụng chi tiết studded, chủ yếu cho phần chassis, nhưng chi tiết studless ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
2001
Thêm 4 chi tiết studless mới xuất hiện, 32526: Technic Ang. Beam 3X5 90 Deg.

2002
Chi tiết studless có số nút chẵn xuất hiện, cũng là năm xuất hiện 43857: Technic 2M Beam, 32525: Technic 11M Beam.

2003 - bắt đầu kỷ nguyên studless
Khó mà nói chính xác khi nào là lúc kiểu lắp ráp với studded kết thúc và chuyển hẳn sang studless, tuy nhiên tôi có thể nói đó là năm 2003, nhờ sự xuất hiện của một loạt các chi tiết studless những năm trước đó. Năm 2003, lần đầu tiên một bộ Technic tiêu biểu của năm 8455 Back-Hoe đã có thể lắp ráp hoàn toàn với chi tiết studless.

Đã mất tới 8 năm để thay đổi hoàn toàn từ kiểu lắp ráp studded sang studless.
2004 - 2016
Xuất hiện thêm các chi tiết studless 1 nút và 13 nút.
Các chi tiết studded giờ được cho vào nhóm System và vẫn được sử dụng phổ biến trong các bộ LEGO ngoài dòng Technic. Chúng cũng vẫn còn được sử dụng trong một số bộ Technic, ví dụ như bộ Volvo EW160E của năm nay.

Mọi người cho rằng lắp ráp với chi tiết studless giống như chơi cờ: bạn luôn phải nghĩ trước một số bước. Tôi nghĩ rằng đấy là lý do mà chỉ có một số ít người trở thành chuyên gia và có thể lắp ráp được các mô hình sánh ngang được với các mô hình của LEGO.
Bạn có thích lắp ráp các mô hình studless không?
theo Brickset